Bệnh đau mắt đỏ: khái niệm, nguyên nhân, cách lây lan, các biện pháp phòng tránh

Không chủ quan với bệnh đau mắt đỏ, đặc biệt là ở trẻ em:

        Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là bệnh rất thường gặp và dễ điều trị. Tuy nhiên bệnh cũng có nguy cơ để lại các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. Giai đoạn này cũng đang là thời điểm dễ bùng phát dịch đau mắt đỏ. Cùng bác sĩ mắt Bùi Thị Dịu tìm hiểu về bệnh cũng như cách phòng tránh:

1. Khái niệm đau mắt đỏ

biến chứng bệnh đau mắt đỏ
biến chứng bệnh đau mắt đỏ

      Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. Bệnh thường xảy ra sau khi bơi ở các bể bơi mà điều kiện vệ sinh nguồn nước trong bể không đảm bảo yêu cầu. Bệnh thường gặp nhất vào mua đông xuân và mùa hè. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20%. Biến chứng chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

2. Nguyên nhân đau mắt đỏ

     Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Nhóm vi khuẩn thường gặp là Haemophilus iinfluenzae… Nhóm vi rút bao gồm Adeno và Entro. Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiêp theo. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng, các bể bơi, không khi nhiều bụi bẩn… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn virus gây ra viêm kết mạc. Song, bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành.

  • Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề. Thường xuyên rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bác sĩ khám, hướng dẫn điều trị
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ khám -kê đơn –hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt ,thuốc kháng sinh ,kháng viêm …)
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng. Bệnh nhân nên nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

3. Cách lây lan của bệnh đau mắt đỏ

      Viên kết mạc cấp chủ yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết ở mắt của người bệnh, sau đó người bệnh dịu mắt rồi dùng tay cầm các vật dụng chung trong gia đình hay bạn bè như ly, cốc, khăn mặt, chậu rửa, chăn gối, ống thuốc nhỏ mắt, bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau… Đường lây thứ hai là qua hô hấp và nước bọt người bệnh có mang theo mầm bệnh như hôn, nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi không che miệng hoặc mang khẩu trang. Vì vậy bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch ở các trường học, công sở, ký túc xá…

       Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân. Vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian thường quan niệm trước đây.

4. Triệu chứng của đau mắt đỏ

  • Người bệnh có cảm giác mắt bị cộm, bị rát như có bụi ở trong mắt do kết mạc bị viêm và phù
  • Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vì ba ngày đến mắt thứ hai
  • Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em)
  • Mặt bị chói nhất là khi nhìn ánh sáng
  • Thị lực hầu như không ảnh hưởng

5. Cách phòng bệnh và điều trị bệnh

      Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị. Bạn cần đến khám ngay với bác sĩ mắt để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân như do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …

5.1 Cách phòng bệnh:

  • Cách ly người bệnh để tránh lây lan sang người khác.
  • Đeo kính khi đi đường để tránh bụi, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.
  • Dùng riêng cốc uống nước, khăn và chậu rửa mặt.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân.
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng sát khuẩn và nước rửa tay.
  • Tăng cường tập thể dục và dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng khả năng miễn dịch.

5.2 Cách điều trị:

  • Khi mắc bệnh yêu cầu người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt khám và chữa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra thuốc mắt theo chỉ định bác sĩ.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Lau rửa dịch rỉ hai lần một ngày bằng khăn giấy hoặc khăn cotton ẩm, sau đó bỏ vào thùng rác.
  • Nếu bị sưng nề thì có thể chườm lạnh.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Những trường hợp khi mắc bệnh nên chú ý để tránh lây lan ra những người xung quanh. Một số biện pháp tránh lây lan: Đeo kính, không dùng chung các vât dụng sinh hoạt, hạn chế đến nơi đông người…

6. Lời kết

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, mang đến thế giới đầy màu sắc, mở ra những yêu thương với người thân, bạn bè”

HÃY ĐỂ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CHĂM SÓC MẮT BẠN

MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Bác sĩ Bùi Thị Dịu – 0904182679 để được khám và tư vấn điều trị các bệnh về mắt

Địa chỉ: 284 Hàng Kênh, Phường Đông Hải, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Hotline: 0904.182.679

Website: https://khammathaiphong.net

Fanpage: https://www.facebook.com/BacSyDiu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *